• Skip to content
  • Về chúng tôi
  • Liên hệ
  • Chính sách bảo mật

Corporate Airlines

Chia sẻ kinh nghiệm du lịch và đặt vé máy bay

Main navigation

  • Trang chủ
  • Kinh nghiệm bay
  • Du lịch
  • Blog tài chính
  • Mẹo vặt

Th5 17 2021

Tradingview là gì? Tại sao các trader nên sử dụng Tradingview?

Nếu đã tham gia vào thị trường forex, các trader đều phải hiểu rõ tradingview là gì và cách sử dụng công cụ này như thế nào. Bởi đây là một trong những công cụ phân tích kỹ thuật vô cùng hiệu quả. Vậy tại sao các trader nên sử dụng tradingview? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

TradingView là gì?

TradingView thực chất là một nền tảng xã hội giống với Facebook, zalo hay Tweeter… Nhưng một điểm khác biệt là tradingview chỉ tập trung vào mảng Forex. 

tradingview la gi

TradingView được thành lập từ năm 2011 với mục đích là kết nối các trader trên toàn thế giới lại với nhau. Tuy nhiên, trên thực tế người ta lại thường sử dụng công cụ này phục vụ cho phân tích kỹ thuật, thay thế hoặc kết hợp với MT4. Tại đây bạn sẽ được cung cấp đầy đủ mọi chức năng phân tích biểu đồ như trên các nền tảng MT4, MT5 với giao diện rất trực quan và sinh động.

Tại sao nên sử dụng Tradingview?

TradingView sau khi ra đời đã trở thành trợ thủ đắc lực cho các Trader bởi công cụ này mang lại rất nhiều lợi ích. Dưới đây là một số lý do bạn không nên bỏ qua công cụ tradingview khi giao dịch Forex.

  • Được xây dựng trên hệ thống đa ngôn ngữ trong đó có tiếng Việt. Từ đó giúp cho các trader Việt trải nghiệm dễ dàng hơn.
  • Biểu đồ trực quan, dễ quan sát và phân tích cho cả những người mới.

tai sao nen su dung tradingview

  • Trang bị đầy đủ các chức năng, công cụ vẽ biểu đồ, chỉ báo… Điều này được coi là ưu việt hơn hẳn so với nền tảng MT4.
  • Liên kết cộng đồng các trader rộng lớn. Từ đó, giúp mọi người cập nhật thông tin chính xác, trao đổi thông tin dễ dàng.
  • Khi sử dụng TradingView, người dùng có thể thực hiện xem nhiều khung biểu đồ cùng một lúc mà không cần quá nhiều thao tác. 
  • Có chức năng lưu trữ lịch sử giúp các trader dễ dàng xem lại giao dịch của mình.
  • Cung cấp nhiều loại biểu đồ khác nhau nhưng thông dụng nhất vẫn là biểu đồ nến Nhật.

Các loại tài khoản Tradingview

Hiện nay, để tối ưu hóa người dùng, cũng như đem lại những trải nghiệm tốt hơn thì TradingView đã thiết lập những dạng tài khoản khác nhau. Với mỗi loại tài khoản sẽ có những đặc quyền riêng như sau:

1. Tài khoản Basic

Đây là loại tài khoản cơ bản nhất và các bạn có thể sử dụng mà không mất bất kỳ khoản phí nào. Tuy nhiên, bạn sẽ phải xem quảng cáo thường xuyên. Đồng thời, vào một số thời điểm giao dịch trên thị trường người dùng sẽ bị hạn chế lượt xem biểu đồ.

Một số tính năng hàng đầu của tài khoản Basic

  • Có thể sử dụng tất cả các loại biểu đồ và tùy chỉnh
  • Cung cấp dữ liệu thị trường trên toàn thế giới
  • Bộ lọc đa năng
  • Trên 50 công cụ vẽ thông minh
  • Trên 100k+ chỉ báo kỹ thuật
  • Kiểm tra lại các chiến lược đầu tư.

2. Tài khoản Pro

Với tài khoản Basic, người dùng sẽ được miễn phí. Nhưng khi sử dụng tài khoản Pro, người dùng cần chi trả $14.95 cho một tháng sử dụng. Đây là loại tài khoản đặc biệt, được nâng cấp hơn tài khoản Basic. Theo đó, tài khoản Pro sẽ cho phép người dùng có thêm một số loại tính năng đặc biệt khác. Tuy được nâng cấp hơn tài khoản Basic, nhưng tài khoản Pro vẫn có những hạn chế riêng. Đòi hỏi người dùng muốn sử dụng những tính năng cao hơn thì phải nâng cấp tài khoản.

cac loai tai khoan trading view

Một số tính năng cơ hàng đầu của tài khoản Pro

  • Có đầy đủ tính năng của tài khoản Basic
  • Thêm 5 chỉ báo cho mỗi biểu đồ
  • Có thêm 2 biểu đồ trong 1 cửa sổ
  • Không có quảng cáo
  • Có thêm chỉ số hồ sơ khối lượng
  • Tùy chỉnh thời gian
  • Cung cấp danh sách theo dõi nâng cao
  • Có thanh phát lại trên các thanh trong ngày.

3. Tài khoản Pro Plus

Được xem là loại tài khoản cao cấp, với mức chi phí lên đến $29.95/tháng. Nhưng đáng với số tiền người dùng bỏ ra, bạn sẽ được tiếp cận nhiều tính năng hữu ích hơn. Những tính năng này vượt ra rất nhiều loại tài khoản Basic cơ bản ban đầu. Tài khoản này cung cấp thêm nhiều tính năng hơn so với tài khoản Pro. Tuy nhiên, Pro Plus vẫn bị giới hạn một số tính năng.

Một số tính năng cơ hàng đầu của tài khoản Pro Plus

  • Tất cả các tính năng của tài khoản Pro
  • Thêm 10 chỉ báo trong mỗi biểu đồ
  • Sử dụng 4 biểu đồ trong một bố cục
  • Thêm 30 cảnh báo từ phía máy chủ
  • Các biểu đồ trong ngày
  • Biểu đồ dựa trên công thức tùy biến
  • Trích xuất dữ liệu biểu đồ.

4. Tài khoản Premium

Tài khoản Premium là loại tài khoản cao cấp nhất của TradingView. Bởi chi phí người dùng cần chi trả cho dịch vụ này lên đến $59.95/tháng, cao hơn rất nhiều so với loại tài khoản Pro. Nhưng những gì người dùng nhận lại là hoàn toàn xứng đáng. Với tài khoản Premium, người dùng sẽ được mở khóa tất cả các tinh năng của TradingView. Đồng thời nhận thêm một tính năng thông báo hoàn toàn mới của hệ thống. 

Tính năng hoàn chỉnh của gói bao gồm:

  • 25 chỉ báo trong mỗi biểu đồ
  • 8 biểu đồ trong một bố cục
  • 400 cảnh báo từ phía máy chủ
  • Khoảng thời gian tính theo giây
  • Cảnh báo không bị hết hạn
  • Hơn 4x dữ liệu trên biểu đồ (20k thanh)
  • Xuất bản các chỉ báo chỉ hiển thị cho người được mời

Giới thiệu về giao diện Tradingview

Tradingview không chỉ đóng vai trò là một mạng xã hội kết nối các trader mà công cụ này còn tích hợp rất nhiều tính năng giúp các nhà đầu tư dễ dàng phân tích thị trường.

Ngoài ra, công cụ này còn có giao diện hết sức trực quan, dễ sử dụng. Cụ thể tradingview gồm các phần như sau:

  • Thanh công cụ tìm kiếm: Tại đây bạn có thể tìm kiếm mọi chức năng mà tradingview cung cấp như các loại sản phẩm hoặc cũng có thể tìm kiếm các ý tưởng giao dịch, đào tạo, các công cụ, chỉ báo….
  • Biểu đồ: Đây là phần các trader sử dụng nhiều nhất bởi nó chứa biểu đồ của các cặp tiền tệ và giúp phân tích thị trường.
  • Giao dịch: Bao gồm các thông tin cơ bản về các broker, đánh giá từ chính người dùng và các chương trình khuyến mãi của các Broker.
  • Thị trường: Các sản phẩm nhà đầu tư có thể phân tích trên Tradingview bao gồm Crypto, Forex, Cổ phiếu, Trái Phiếu, Hợp đồng tương lai… 

giao dien tradingview

  • Bộ lọc: Trader có thể sử dụng để lọc các sản phẩm. Cụ thể bạn có thể lọc theo các tiêu chí như sau:

– Theo đánh giá lên hoặc xuống

– Tỷ lệ % biến động

– Theo khối lượng giao dịch

– Mức biến động

– Theo vốn hóa thị trường

  • Ý tưởng: Tradingview sẽ cung cấp cho bạn rất nhiều ý tưởng bao gồm:

– Loại tài sản: Forex, Crypto, Cổ phiếu…

– Phân tích xu hướng: Hỗ trợ và kháng cự, Cung cầu, Fibonacci…

– Các mô hình Harmonic: Mô hình AB=CD, mô hình Gartley…

– Mẫu biểu đồ: Mô hình 2 đỉnh 2 đáy, Cờ đuôi nheo…

– Chỉ báo kỹ thuật: Moving average, Oscillator,…

– Phân tích sóng: Elliott, Neo, Sine…

  • Scripts: Chứa đầy đủ các công cụ giúp các trader phân tích thị trường như: Chỉ báo dao động, các loại đường trung bình động, các Công cụ phân tích xu hướng hay các công cụ phân tích khối lượng…
  • Thêm nữa: Bao gồm các thông tin về tradingview như phí, quy tắc hoạt động, trung tâm trợ giúp, cộng đồng, dành cho doanh nghiệp… 

Hướng dẫn sử dụng TradingView

Để người dùng có cái nhìn cụ thể và khách quan nhất về TradingView, dưới đây, chúng tôi đã tổng hợp và lập ra chi tiết từng phần trên biểu đồ như sau:

1. Khu vực thanh công cụ bên trái (Left Toolbar)

Đây là khu vực chứa toàn bộ những công cụ dùng để vẽ, phác thảo, đo đạc trên biểu đồ. Để hiểu hết từng ý nghĩa một của các loại thanh công cụ thì người dùng cần phân tích từng loại công cụ hỗ trợ có trên nền tảng. 

cach su dung tradingview

  • Phần 3 gạch ở phía góc trên bên trái là nơi chứa toàn bộ thông tin tài khoản.
  • 1:  nơi người dùng có thể thay đổi hình dạng con trỏ chuột
  • 2: bao gồm các công cụ vẽ giúp các trader tìm được xu hướng giá, xác định vùng kháng cự, hỗ trợ,…
  • 3: là phần công cụ Gann và Fibonacci. Là nơi chứa toàn bộ các mô hình ứng dụng.
  • 4:  là nơi chứa các dạng hình học, giúp người dùng dễ dàng đánh dấu hay phân tích trên biểu đồ.
  • 5: Công cụ chú thích giúp người dùng ghi chú lại trên biểu đồ.
  • 6: Đây là nơi cung cấp một số những mô hình dành cho các Trader có kinh nghiệm lâu năm và các chuyên gia.
  • 7: Các công cụ dự đoán và đo đạc tỷ lệ R:R
  • 8: là các biểu tượng. Người dùng muốn biểu đồ mình thêm sinh động thì có thể thêm vào những biểu tượng này.
  • 9: công cụ đo lường, đo đạc khoảng cách, số đếm trong khu vực.
  • 10: phóng to bất kỳ một khu vực nào đó của biểu đồ
  • 11: chế độ Magnet. Sau khi kích hoạt chế độ sẽ đưa con trỏ chuột đến các mức đóng, mở, cao thấp của nến gần nhất.
  • 12: giữ nguyên chế độ vẽ ở hiện tại
  • 13: khóa toàn bộ thanh công cụ vẽ
  • 14: ẩn tất cả những hình ảnh đã vẽ trước đó
  • 15: xóa tất cả những hình ảnh đã vẽ trên biểu đồ.

2. Khu vực thanh công cụ phía trên (Top Toolbar)

huong dan su dung tradingview

  • Số 1 là nơi bạn có thể lựa chọn các loại cặp tiền tệ khác nhau.
  • Số 2: khung thời gian. Đây là nơi sẽ bị hạn chế với một số loại tài khoản khác nhau.
  • Số 3: Các loại biểu đồ nến.
  • Số 4: So sánh các mã giao dịch
  • Số 5: Chứa các chỉ số chiến lược
  • Số 6: phân tích cổ phiếu. Đây là phần dành riêng cho những người dùng đam mê, hay muốn tìm hiểu về mảng giao dịch cổ phiếu.
  • Số 7: Mẫu chỉ báo. Người dùng có thể tự tạo hoặc tích hợp sẵn trên hệ thống
  • Số 8: Tạo cảnh báo thông qua SMS, email…
  • Số 9: thanh phát lại. Đây là công cụ giúp người dùng tua ngược lại về thời gian mong muốn trên thị trường giao dịch.
  • Số 10: là nơi lựa chọn bố cục sắp trên trên giao diện TradingView. Phần này chỉ có những tài khoản trả phí mới có thể sử dụng.
  • Số 11: Cài đặt biểu đồ
  • Số 12: Thiết lập màu nến, màu khung, thời gian,…
  • Số 13: Xem biểu đồ toàn màn hình
  • Số 14:  là nơi chụp người dùng chụp ảnh biểu đồ. 
  • Số 15: là nơi giúp người dùng chia sẻ ý tưởng của mình đến cộng đồng trader.

3. Khu vực biểu đồ chính (Main Chart)

Đây là nơi sẽ chưa phần biểu đồ chính mà người dùng mong muốn xem. Ngoài ra, trên biểu đồ này, người dùng có thể thực hiện một số thao tác như:

  • Thiết lập biểu đồ: Chức năng giúp người dùng quay biểu đồ về lại thời điểm hiện tại.
  • Thêm cảnh bảo: Phần chức năng tương tự như ở khu vực thanh công cụ phía trên.

khu vuc bieu do

  • Chức năng giao dịch sẽ giúp người dùng thực tập làm quen với việc giao dịch trên  tài khoản demo
  • Thêm biểu đồ vào danh sách theo dõi là tính năng cho phép người dùng theo dõi hoặc giao dịch bất kỳ cặp tiền tệ nào mong muốn
  • Thêm ghi chú là chức năng tương tự như ở mục số 5 của khu vực thanh công cụ bên trái.
  • Khóa đường thẳng đứng trên trục thời gian là chức năng dùng để đánh dấu cây nến.
  • Danh sách đối tượng là phần chứa các đối tượng tiền tệ mà bạn đã từng sử dụng trước đó.
  • Màu sắc chủ đề là nơi thiết lập màu sắc sáng tối cho biểu đồ.
  • Phần cài đặt biểu đồ là nơi thiết lập các mục thông tin về cài đặt.

4. Khu vực thanh công cụ phía bên phải (Right Toolbar)

Khu vực này chiếm diện tích khá lớn trong TradingView. Đây là nơi chứa các danh sách của các cặp tiền tệ cùng những kết nối với các trader khác. Để hiểu rõ hơn thì cùng điểm qua một vài thông tin như:

  • 1: Phần danh sách theo dõi, thông tin các cặp tiền tệ. Ở đây chứa toàn bộ các sản phẩm mà bạn muốn phân tích, tìm hiểu và đánh giá.
  • 2: Mục kết nối mạng xã hội, là nơi kết nối trader đã và đang hoạt động trên hệ thống TradingView
  • 3: Cửa sổ dữ liệu. Đây được xem là nơi chứa đầy đủ những thông tin từ chi tiết đến tổng thể về từng cây nến trên thị trường.

su dung tradingview

  • 4: Danh sách nóng: Các mã cổ phiếu top 10 được TradingView thống kê và ghi nhận
  • 5: Lịch, là phần cung cấp cho người dùng các dạng lịch khác như như: Lịch kinh tế, lịch lợi tức,…
  • 6: Ý tưởng của tôi. Chứa toàn bộ các phân tích của bạn xuất bản trên tradingview để chia sẻ đến các nhà đầu tư khác
  • 7: Mục trò chuyện, chat công khai giữa các trader với nhau.
  • 8: Trò chuyện riêng tư
  • 9: với tên gọi dòng ý tưởng là nơi cung cấp những gợi ý, những ý tưởng cho các trader đến từ TradingView
  • 10: Thông báo liên quan đến tài khoản cá nhân 
  • 11: là thanh đặt lệnh. Giúp người dùng trải nghiệm thực tế cách đặt lệnh giao dịch với tài khoản demo. 
  • 12: Để xem mức giá mua vào và bán ra của từng loại cặp tiền tệ
  • 13: trợ giúp, nơi người dùng có thể kêu gọi sự giúp đỡ từ các admin hoặc có thể yêu cầu thêm tính năng mới mà bạn muốn. Tất cả dựa trên loại tài khoản bạn đang dùng.

5. Khu vực thanh công cụ phía dưới (Bottom Toolbar)

Đây là khu vực không được nhiều người chú ý. Bởi Bottom Toolbar chỉ chứa một số công cụ như: Ghi chú, bộ lọc, kiểm tra chiến lược, Paper Trading,… Tuy nhiên, đã tìm hiểu về TradingView thì cần tìm hiểu một cách đầy đủ tất cả các khu vực thanh công cụ.

  • Với bộ lọc Forex, người dùng sẽ được cung cấp thêm những thông tin về mã cổ phiếu hay tiền điện tử như: Giá mua vào, giá bán ra,…
  • Ghi chú văn bản: Ghi chú các thông tin mà trader muốn giữ lại ở trên biểu đồ. Tuy nhiên, ghi chú sẽ không nằm trong chart mà sẽ nằm trong phần này.
  • Paper Trading: Chọn nhà môi giới để giao dịch.

Kết luận

TradingView được xem là một công cụ hữu ích, giúp người dùng dễ dàng phân tích thị trường. Từ đó có thể đưa ra những dự đoán chính xác về hướng đi của thị trường. Hi vọng bài viết này, corporateairlines.com sẽ giúp mọi người hiểu rõ tradingview là gì và biết cách sử dụng thành thạo công cụ này.

Chúc bạn thành công và may mắn!

Written by admin · Categorized: Blog tài chính

  • Về chúng tôi
  • Liên hệ
  • Chính sách bảo mật

Copyright © 2023 · Altitude Pro on Genesis Framework · WordPress · Log in